Một số tiêu chí chọn mua máy scan tốt – Máy scan còn được gọi là máy quét, scanner, là thiết bị giúp chụp ảnh, tài liệu. Những hình ảnh vật lý ở bản cứng sẽ được chuyển sang dạng file dữ liệu trên máy tính. Người dùng có thể xem, chỉnh sửa dữ liệu về số tờ, màu sắc,… Thông qua việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc scan. .Khi chọn mua máy scan ảnh, bạn phải cân đối giữa chất lượng ảnh quét, tốc độ quét, trình điều khiển máy quét và các phần mềm hỗ trợ. Cũng rất may là các máy quét hiện nay đều có các tính năng cao cấp như quét ở độ phân giải 2400 dpi, cho phép quét phim và kết nối cổng USB 2.0. Bạn cần biết qua các tính năng quan trọng để chọn mua máy quét phù hợp với công việc, đạt hiệu quả cao.
Nội dung chính:
Độ phân giải của Máy scan
Ở đây chỉ đề cập đến độ phân giải quang học. Độ phân giải thực của máy, còn độ phân giải nội suy chỉ là sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng và thường không có ý nghĩa nhiều trong chất lượng hình quét. Ðộ phân giải hiện vẫn ở mức 4800 dpi, tuy nhiên chất lượng hình quét đẹp hơn nhờ các nhà sản xuất đưa vào các công nghệ hỗ trợ và các tính năng dễ sử dụng. HP đưa ra công nghệ Photo Restoration để tái tạo ảnh cũ cho màu sắc tươi hơn. Tương tự, Microtek đưa ra công nghệ Digital ICE chỉnh sửa các vết trầy xước và nếp gấp trên ảnh, đồng thời xóa đi các vết bụi và xơ vải. Công nghệ ColoRescue (cũng của Microtek) để quét những ảnh để lâu bị ố vàng, phục hồi lại màu sắc giống như tình trạng ban đầu. Epson đưa ra công nghệ Micro Step Drive nhằm khắc phục độ phân giải của ảnh quét theo chiều dọc, giúp màu sắc hình quét trung thực, tránh được tình trạng ảnh bị răng cưa. Công nghệ Simultaneous RGB Scan của Epson giúp máy bắt cả 3 màu RGB cùng lúc, cho màu sắc trung thực hơn. Genius đưa ra công nghệ Auto-density cho bộ quét phim giúp máy tự động điều chỉnh khả năng quét màu của phim, cho hình ảnh chất lượng cao và sống động. Canon đưa ra công nghệ MultiStream scanning tạo ra hai hình trong một lần quét, có thể quét ảnh màu và đen trắng để nhận dạng văn bản. Kodak đưa ra công nghệ Perfect Page giúp tự xoay ảnh quét mặt định, phát hiện và loại bỏ trang trắng, hiệu chỉnh độ nghiên, loại bỏ vùng tối và báo lỗi khi có hiện tượng cuốn 2 tờ…
Độ sâu màu
Là số dữ kiện màu (và sắc xám) mà máy quét có thể ghi nhận lại trên máy, được đo bằng số bit trên mỗi điểm ảnh. Độ sâu màu ở các máy quét hiện vẫn ở mức 48-bit màu, có lẽ đây là mức tới hạn. Tuy nhiên với người dùng bình thường thì chỉ cần độ sâu màu ở mức 24-bit đủ.
Công nghệ cảm biến. Có hai công nghệ thường được sử dụng trong máy quét: công nghệ CCD (charge-couple device) và công nghệ CIS (contact image sensor). Với công nghệ CCD cũng được dùng trong máy ảnh số. Công nghệ CIS có sau này, cho tốc độ quét nhanh hơn nhưng ngược lại làm giảm độ nét của ảnh so với CCD. Các nhà sản xuất thường sử dụng chủ yếu công nghệ CCD vì cho ảnh quét đẹp hơn và mức độ chuyển màu cũng mịn hơn. Công nghệ CIS không thể dùng để quét phim và không có chức năng nạp giấy tự động để quét.
Bộ quét phim
Chất lượng quét phim dương bản slide ở các máy quét sau này dược cải tiến nhiều: cho hình ảnh sắc nét và chất lượng ảnh cũng đẹp hơn. Hầu hết các nhà sản xuất đều đưa tính năng quét phim vào các máy quét thông dụng, các máy quét chuyên dụng thường có thêm các khung định vị để quét nhiều kích cỡ phim slide khác nhau. Chức năng quét phim âm bản chất lượng chưa đạt ở hầu hết các loại máy quét, hình đục và tối, thời gian quét cũng lâu hơn so với quét phim slide.
Giao tiếp
Các máy quét phổ thông hiện nay chủ yếu dùng giao tiếp USB 2.0. Các sản phẩm dùng cho chế bản chuyên nghiệp thường có thêm cổng SCSI hay WireFire.
Phần mềm đi kèm. Sau khi quét hình và chuyển file vào máy tính, bạn cần phải chỉnh sửa hình như căn chỉnh sáng tối, tăng độ tương phản, xóa hiện tượng mắt đỏ trong hình… Hầu hết các máy quét đều có phần mềm cho phép chỉnh sửa hình như Adobe Photoshop. Ngoài ra còn có phần mềm nhận dạng chữ (ORC) và nhiều tiện ích khác đi kèm.
Phím thông minh
Khuynh hướng sau này các máy quét nhắm vào người dùng gia đình và văn phòng đều có các nút chức năng nhằm giúp dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian. Chỉ cần một thao tác nhấn là có thể quét được hình, thực hiện lệnh copy, email hình vừa quét, nhận dạng văn bản (ORC), quét và đưa hình lên web…
Lời khuyên khi mua Máy scan
• Nên chọn máy quét phẳng vì sự tiện lợi và tính dễ sử dụng.
• Máy quét cầm tay thường có giá rẻ, bạn nên mua khi thường xuyên có nhu cầu quét văn bản, ưu điểm của nó là tính linh động, nhỏ gọn.
• Chọn máy quét có độ phân giải thấp nhất là 1200dpi vì rất có thể bạn sẽ cần để vừa in ấn hình vừa quét chứ không chỉ đơn thuần lưu trữ hay đưa hình lên web.
• Hãy kiểm tra máy tính của bạn có cổng USB 2.0 không vì hầu hết các máy quét sau này đều sử dụng cổng USB 2.0 cho tốc độ quét khá nhanh.
• Với người dùng trong các doanh nghiệp, các tính năng như quét tự động văn bản, quét phim, vùng quét rộng cũng đáng để bạn quan tâm khi chọn mua máy quét.
Trên đây là kinh nghiệm mua máy Scan tốt nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích bạn trong việc in của mình.
Xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của mình và đừng quên Like & Share cho nhiều người biết nếu thấy hữu ích nhé! Nếu bạn quan tâm tới máy scan, photocopy hãy liên hệ với chúng tôi nhé