Các loại giấy in và cách chọn giấy in phù hợp

Việc tìm hiểu các loại giấy và chọn đúng loại giấy để in phù hợp với mục đích của doanh nghiệp không phải là việc quá phức tạp nếu để ý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cần thiết để chọn mua được loại giấy phù hợp.

Các loại giấy in và cách chọn giấy in phù hợp
Các loại giấy in và cách chọn giấy in phù hợp

Lý do giấy dùng trong máy photocopy cần đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định?

Giấy chính là một “nguyên liệu” không thể thiếu giúp chúng ta thuận tiện khi sao chép hàng nghìn tài liệu từ một file gốc. Khi cho giấy vào máy photo thì hình ảnh mà trống mang từ quang dẫn ghi lại sẽ phản chiếu, in lại trên nền giấy trắng trước khi đi vào khay dẫn.

Lô sấy có nhiệt độ cao nên khi bạn chọn giấy in quá mỏng, không đạt chuẩn rất dễ bị cong khi photo. Giấy bị cong, gập làm cho mực in trên kim phun không phân tán đồng đều, tạo ra file kém chất lượng. Nhiều tình trạng máy photocopy đột ngột dừng hoạt động, chập cháy gây thiệt hại cho người dùng.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng giấy quá ẩm, chứa nhiều bụi bẩn, lẫn vụn giấy, ghim… cũng khiến ảnh hưởng quá trình photo. Chính điều này mà việc sử dụng đúng loại giấy đạt chuẩn khi photo là vô cùng quan trọng.

Các loại giấy in thông dụng

Giấy in mỹ thuật

Giấy Kraft

Giấy Kraft là loại giấy mỹ thuật thường có màu vàng, nâu tự nhiên hoặc được tẩy trắng để làm giấy trắng. Loại giấy này tương đối thô, có tình bền, dẻo dai, có khả năng chịu kéo xé và bắt mực tốt. Chúng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm túi giấy, bao bì xi măng, túi đựng thực phẩm, giấy gói…
Một nét dễ nhận biết nhất của loại giấy này, chính là bề mặt có các “xơ len” đặc trưng. Không quá cầu kì trong hình thức, nhưng đây là loại giấy được sử dụng nhiều vì tính năng cũng như giá thành rẻ.

Giấy bồi

Giấy bồi được hiểu là loại giấy được sử dụng để xếp chồng lên trên một lớp giấy khác nhằm mục đích trang trí. Chính vì thế, màu sắc và họa tiết bề mặt của loại giấy này vô cùng đa dạng. Nó được sử dụng nhiều trong các sản phẩm như hộp giấy, bìa sách, bìa carton, túi giấy, menu… Giấy bồi giúp tăng được sự bắt mắt, ấn tượng cho sản phẩm.

Giấy bồi
Giấy bồi

Giấy ánh kim

Giấy ánh kim là loại giấy được phủ lên bề mặt một lớp bụi kim loại lấp lánh đặc trưng. Đó cũng là đặc điểm dễ nhận ra nhất của loại giấy này. Nó có giá trị thẩm mỹ vô cùng cao. Tạo được điểm nhấn, cũng như sự thu hút cho sản phẩm. Màu sắc của loại giấy này cũng rất đa dạng và phong phú.

Giấy in công nghiệp

Giấy Couche

Giấy Couche (hay còn gọi là giấy C) là loại giấy có bề mặt trắng, mịn vô cùng thông dụng. Có 2 loại chính là: Couche bóng và Couche matt. Couche bóng là loại thường dùng cho máy in offset. Couche matt có tính mềm và mịn hơn và in được trên tất cả các loại mực in liên tục dành cho máy in Epson.

Loại giấy này được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm như: namecard, in poster, bìa sách, catalogue…

Giấy Carbonless

Giấy Carbonless là loại giấy được phủ một lớp hóa chất lên trên bề mặt. Lớp hóa chất này có tác dụng sao chép nội dung đã viết ở tờ giấy trước in lên tờ giấy sau. Chính vì thế, nó có tác dụng thay thế cho giấy than. Loại giấy này được ứng dụng chủ yếu trong việc in ấn hóa đơn, phiếu đặt hàng

Giấy Duplex

Giấy Duplex là loại giấy có đặc trưng là 2 bề mặt có cấu tạo khác nhau. Một mặt trắng, trơn nhẵn, một mặt sẫm và sần sùi. Định lượng của loại giấy này khá cao (thông thường lớn hơn 210 gram/m2). Giấy duplex được ứng dụng nhiều trong các bao bì sản phẩm, hộp bánh kẹo, hộp đựng dược phẩm, bìa sách vở…

Giấy Bristol

Giấy Bristol là loại giấy được tráng láng 2 mặt trắng, có bề mặt khá trơn và mịn. Nó thường được làm từ vài lớp giấy ép lại với nhau nên cứng và định lượng khá cao (khoảng 250 – 300 gram/m2).

Ứng dụng của loại giấy này cũng khá đa dạng. Loại mỏng có thể sử dụng bìa sách, bìa catalog… Loại dày có thể sử dụng để làm bản vẽ kỹ thuật, bìa đồ án…

Thông số cơ bản của giấy in

Nói về giấy, ta phải luôn nhớ cách gọi như sao:

Tên giấy + định lượng

Tên giấy: Có nhiều loại, sẽ có khái niệm về những loại giấy thông dụng (tham khảo phía dưới).

Định lượng: Cân nặng tính bằng gram/m2

VD: Glossy 210 (Loại giấy tên Glossy(hay còn gọi là giấy ảnh, có trọng lượng là 210gr/m2 giấy)

Định lượng giấy chúng ta thường dùng dao động từ 80gr – 300gr (tùy theo từng loại). Loại mỏng như cuốn báo giá PigC định lượng 60gr – 65gr(hình), hay namecard thường sử dụng từ 250gr-300gr.

Kích thước các loại giấy

Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước.

– Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414.Diện tích của khổ A0 quy định là 1m².

– Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841×1189mm

– Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn).

Bản mô tả tỷ lệ kích thước loại giấy thông dụng

Cách chọn mua giấy in hiệu quả lại tiết kiệm

Tất nhiên chọn lựa giấy thì phải tùy thuộc vào nhu cầu in ấn của từng cá nhân hay doanh nghiệp. Loại giấy phổ biến và sử dụng nhiều nhất là giấy Photocopy in được cả 2 mặt. Tìm loại dày mặt, và trắng để bản in được đẹp. Chớ nên mua loại giấy rẻ tiền và mỏng vì nó sẽ có hại cho máy in.

Có các loại giấy excel định lượng 82gsm và định lượng 72gsm. Khi bạn in những văn bản hợp đồng quan trọng thì nên chọn loại giấy cao cấp hơn. Có các loại giấy như Clever Up có 2 loại định lượng 82gsm và định lượng 72gsm, giấy Double A định lượng 82gsm, giấy Idea có 2 định lượng 82gsm và 72 gsm…

Lưu ý: Thời tiết ẩm nên chọn giấy có định lượng hơi dày và luôn giữ giấy in trong túi kín và không để lại giấy thừa khi tắt máy in.

Chọn giấy theo khổ giấy:

Tìm đúng khổ giấy. Khổ chuẩn sẽ tạo điệu kiện sắp xếp các bản in về sau. Nếu khổ giấy của bạn không thuộc chuẩn nào thì ta chọn giấy cuộn để tự tạo riêng. Hướng giấy: Đúng ra là hướng nội dung mà ta muốn in ra vì thường giấy đặt vào máy chỉ theo một chiều đứng mà thôi. Lề giấy: Chọn Minimize nếu muốn căn đều 4 cạnh. Với máy in phun cần lề dưới lớn hơn để giữ giấy in cho đến khi hoàn tất. Máy in phun Epson có 2 chế độ là Minimize và Boderless. Ở chế độ Minimize lề được chừa 3mm mỗi cạnh và máy in có cảnh báo về việc chất lượng in có thể sẽ bị suy giảm ở cạnh dưới. Thực tế cho thấy các Model hiện nay sự suy giảm là rất ít. Lề Minimize có điểm lợi là giữ văn bản cân đối so với giấy in và dễ dàng tạo cho người thiết kế trang. Nếu cần ta có thể tự thiết kề lề rộng theo ý minh khi tạo trang.

Tràn lề trên giấy cuộn:

Giấy cuộn là giải pháp thích hợp cho việc in nhiều. Trên thực tế khi dùng giấy cuộn ta chỉ cần quan tâm tới việc tràn lề 2 cạnh bên là đủ. Máy sẽ in 2 cạnh liền nhau và ta chỉ cần cắt một nhát là xong. Cẩn thận hơn các bản in đặt cách xa nhau một tí và ta sẽ cắt 2 nhát sau mỗi lần in. Giấy đầu thừa đuôi thẹo: Không phải lần nào ta cũng dùng hết tờ giấy in. Nếu cứ vất giấy thừa đi thì có thể chết vì tiếc của. Bằng cách định nghĩa khổ giấy riêng ta có vô số dịp để tận dụng những mẩu giấy thừa đó. Tất nhiên không thể nhét các mẫu giấy bằng con tem vào in được. Việc quan trọng là phải biết giới hạn của khổ giấy sử dụng.

Câu hỏi thường gặp

Lý do giấy dùng trong máy photocopy cần đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định?
Nhận tư vấn


    Zalo
    Messenger
    Form liên hệ

    Đăng ký nhận tư vấn